TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016

  • 25/07/2016
  • 2484
Thực hiện Thông t¬ư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Th¬ương binh và Xã hội hư¬ớng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Kon Tum báo cáo tình hình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2016 như sau:

I. TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN: 6.244 Đơn vị

Trong đó:

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 3.937  đơn vị.

- Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 3.294  đơn vị.

 

II. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: 108.500 người.

Trong đó:

1. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 89.000 người.

2. Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 85.471 người.

 

III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

1.     Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:        2.524 người.

2. S người nộp hồ sơ nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN:    03 người.

          3. Số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:           2.336 người.

          4. Số người bị hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:               19 người.

          5. Số người chuyển nơi hưởng TCTN đi địa phương khác:             22 người.

          6. Số người tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:                            34 người.

          7. Số người tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:                               09 người.

          8. Số người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:                       1.922 người.

          9. Số người có quyết định hỗ trợ học nghề:                                     34 người.

Trong đó: Số người đang hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề:      33 người.

          10. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm:                           2.524 người.

          11. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp:                          21.420.804.416 đồng.

Trong đó: số tiền hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là 137.000.000 đồng

12. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:

 

* Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn Bảo hiểm thất nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp bằng nhiều hình thức như: Đưa thông tin tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên đài phát thanh truyền hình địa phương; phát tờ rơi tuyên truyền do Cục việc làm cung cấp trực tiếp cho người lao động và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

 

Phối hợp cùng với Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh tham gia 02 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum ngày 08/6/2016 và Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Kon Tum ngày 15/6/2016.

Tổ chức đi tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại Đoàn Kinh tế quốc phòng 737 thuộc Bộ tư lệnh Quân Khu 5, huyện Ea Súp. Đồng thời phối hợp với Trung tâm dạy nghề cơ giới Thành Luân để tư vấn và tiếp nhận hồ sơ của người lao động thất nghiệp có nhu cầu học nghề.

 

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho viên chức, người lao động của Trung tâm về kỹ năng tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp và hướng dẫn cho viên chức, người lao động cơ quan nắm rõ về các quy trình giải quyết chế độ BHTN, đặc biệt là quy trình tư vấn, đón tiếp ban đầu.

 

Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan:

Luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm. Trong tháng 6 đầu năm 2016 Trung tâm đã tổ chức cuộc họp định kỳ ba bên giữa Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và Trung tâm Dịch vụ việc làm nhằm tháo gỡ những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

 

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

 

1.     Phân tích - Đánh giá

- Công tác thực hiện bảo hiểm thất nghiệp đã đi vào nề nếp, đảm bảo giải quyết đúng chế độ và bảo đảm lợi ích cho người thụ hưởng, không gây phiền hà cho người lao động bị thất nghiệp.

- Trong 6 tháng đầu năm 2016, số lượng người lao động đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong tỉnh có xu hướng tăng, cụ thể đã có 2.524 người nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm 2015 (2.015 người). Đặc biệc là Số người làm việc ở địa phương khác về nộp hồ sơ chiếm một tỷ lệ lớn, chiếm hơn 42% trên tổng số người nộp hồ sơ (1.062/2.524 người), số lao động này chủ yếu là công nhân làm việc ở các KCN, KCX tại các tỉnh như Bình Dương, TP. HCM, Đồng Nai nay nghỉ việc chuyển về quê sinh sống. tư đó s người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên đáng kể, đã có 2.336 người có quyết định tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2015 (1.781 người).

- Số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng, cụ thể là 2.336 người tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm 2015 (1.781 người). Người hưởng trợ cấp thất nghiệp là nữ giới chiếm gần 50% (1.163 người), trong đó cả nam và nữ có số lượng nhiều ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi (1.523 người), chiếm 65% trên tổng số người được hưởng.

- Công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp được Trung tâm đặc biệt chú trọng đẩy mạnh, Trung tâm đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giúp cho người lao động thất nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin về việc làm trống và sớm quay trở lại thị trường lao động. trong sáu tháng đầu năm đã tư vấn việc làm cho 2.524 người, trong đó số người được giới thiệu việc làm là 504 người, đạt 20% trên tổng số người được tư vấn, tăng hơn 479 người so với cùng kỳ năm 2015.

- Đối với công tác hỗ trợ học nghề: Đã tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn học nghề cho người lao động, đồng thời tăng cường liên kết với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đa dạng các ngành nghề đào tạo giúp cho họ có nhiều nghề để lựa chọn học và chuyển đổi nghề nghiệp. 6 tháng đầu năm đã có 34 người được hỗ trợ học nghề tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy người lao động đã quan tâm hơn đến chính sách hỗ trợ này.

 

2.     Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân

- Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế việc xác định người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng là một việc rất khó khăn vì việc xác định chủ yếu dựa vào thông tin do người lao động cung cấp. Không ít người lao động đã lợi dụng điều này để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi vẫn có việc làm.

- Một số ít người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đã tìm được việc làm mới hoặc chuyển đi nơi khác để làm việc nhưng không khai báo đúng tình trạng việc làm thực tế với Trung tâm. Trong 6 tháng đầu năm Trung tâm đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh phát hiện và đã tham mưu cho Sở Lao động – TBXH ban hành quyết định thu hồi đối với 28 trường hợp thuộc trường hợp nêu trên.

- Công tác giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, số người tìm được việc làm mới sau khi được giới thiệu không nhiều, nguyên nhân là do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực sự đa dạng, phong phú, yêu cầu tuyển dụng cao, … mặt khác là do tâm lý của người lao động đã tự tạo việc làm tại địa phương như làm vườn, làm rẫy, chăn nuôi… nên chưa mặn mà với việc tìm kiếm việc làm do Trung tâm giới thiệu.

- Về hỗ trợ học nghề: Các nghề đào tạo của các đơn vị, cơ sở dạy nghề tại các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh không đa dạng, phong phú chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động thất nghiệp; Một số cơ sở dạy nghề chưa nhiệt tình trong công tác đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp do việc thanh toán học phí giữa Bảo hiểm xã hội và cơ sở dạy nghề thủ tục còn rườm rà, khó khăn.

 

3. Đề xuất giải pháp

 

- Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp, trao đổi thông tin với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố nhằm sớm phát hiện và ngăn chặn những trường hợp người lao động có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thất nghiệp.

- Tiếp tục khai thác, thu thập thông tin thị trường lao động, tìm kiếm các vị trí việc làm trống của các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm; củng cố và nâng cao chất lượng chắp nối giữa người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là đối với lao động thất nghiệp.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn những quy định mới của chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến với người lao động, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị sự nghiệp, nhất là các đơn vị, doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa.