TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2016

  • 07/02/2017
  • 2669

I.TỔNG SỐ DOANH NGHIỆP, CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN: 6.473 Đơn vị

Trong đó:

-Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 4.098  đơn vị.

-Số doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 3.406  đơn vị.

II. TỔNG SỐ NGƯỜI GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG, HỢP ĐỒNG LÀM VIỆC: 108.800 người.

Trong đó:

1.Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 92.500 người.

2.Số người giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trên địa bàn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 86.379 người.

III. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1. Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:    5.035 người
Trong đó: Số người ở địa phương khác nộp hồ sơ:               2.168 người

2.Số người nộp hồ sơ nhưng không đủ điều kiện hưởng TCTN:    04 người.

            3. Số người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:           5.000người.

            4. Số người bị hủy quyết định hưởng TCTN:                                  34 người.

            5. Số người quyết định hủy và thu hồi do phát hiện có việc làm trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN:                       09 người.

6.Số người chuyển nơi hưởng TCTN đi địa phương khác:             57 người.

            7. Số người tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp:                            84người.

            8. Số người tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp:                              31 người.

            9. Số người chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp:                       4.506người.

            10. Số người có quyết định hỗ trợ học nghề:                                    101người.

Trong đó: Số người đang hưởng TCTN được hỗ trợ học nghề:       100 người.

            11. Số người được tư vấn, giới thiệu việc làm:                              5.035người.

            12. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp:                              48.904.922.949đồng.

Trongđó: số tiền hỗ trợ học nghề cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là 423.000.000đồng

13.Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:

* Bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết hưởng BHTN:

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động bị mất việc làm nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, được tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề và được hướng dẫn đầy đủ các chế độ chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn các huyện, thị xã. Trung tâm Dịch vụ việc làm Kon Tum tiếp tục duy trì hoạt động của 02 văn phòng chi nhánh giải quyết Bảo hiểm thất nghiệp tại: thị xã Buôn Hồ và huyện Ea Kar thực hiện việc tư vấn, tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp kịp thời cho người lao động.

* Số lượng cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

Để đáp ứng nhu cầu công việc Trung tâm được giao 20 định suất thực hiện công tácgiải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Đa số đều đã được tham gia các lớp tập huấn do Cục Việc làm tổ chức nên đáp ứng tốt các kỹ năng, nghiệp vụ trong quá trình thực hiện giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động. Được sự chỉ đạo của Ban giám đốc, trong năm 2016 Trung tâm đã tổ chức 02lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên về kỹ năng tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động thất nghiệp; tổ chức hội thi hiểu biết pháp luật về việc làm, bảo hiểm thất nghiệp chào mừng Ngày thành lập ngành Lao động – Thương binh và Xã hội 28/8 và Quốc khánh 02/9 với mục đích trang bị, ôn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ người lao động làm công tác giới thiệu việc làm, giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

* Trang bị cơ sở vật chất:

Tại trụ sở Trung tâm và các văn phòng giao dịch được trang bị đầy đủ máy móc, trang thiết bị, điều kiện làm việc để thực hiện công tác chuyên môn và hoàn thành tốt các nhiệm vụ đề ra.

* Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn Bảo hiểm thất nghiệp

Trong năm 2016, công tác tuyên truyền đã được Trung tâm đẩy mạnh với nhiều nội dung và hình thức phong phú như:

Phối hợp với Trung tâm dạy nghề cơ giới Thành Luân tổ chức tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp và tư vấn giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề cho người lao động tại Đoàn Kinh tế quốc phòng737 thuộc Bộ tư lệnh Quân Khu 5 đóng tại xã Ia Rvê, huyện Ea Súp.

Đưa thông tin tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên đài phát thanh địa phương, các trang website: vlkontum.vieclamvietnam.gov.vn  vldaklak.vieclamvietnam.gov.vn; Phát sóng định kỳ hằng tháng các nội dung liên quan đến chính sách bảo hiểm thất nghiệpliên tục được cập nhật trên Đài phát thanh - truyền hình tỉnh.

Phát tờ rơi tuyên truyền do Cục việc làm cung cấp trực tiếp cho người lao động và các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Thiết kế các tờ rơi, Băng rôn,cờ phướn bằng các hình thức trực quan để người lao động dễ dàng nắm bắt thông tin.

Phối hợp cùng với Bảo hiểm xã hội và Liên đoàn lao động Tỉnh tham gia 02 Hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum và Công ty TNHH MTV Đô thị và Môi trường Kon Tum phổ biến trực tiếp đến toàn thể cán bộ và người lao động tại doanh nghiệp được nắm rõ chính sách.

Phối hợp với Phòng Lao động – Tiền lương thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham gia lồng ghép tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Phòng Lao động thị xã Buôn Hồ cho các đơn vị, tổ chức,doanh nghiệp đóng tại địa bàn.

Tổ chức Hội nghị tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại Nhà máy tinh bột sắn huyện Ea Kar cho hơn 150 người lao động và cán bộ doanh nghiệp trực tiếp tham gia và nắm bắt các thông tin chính sách.

Thông qua việc tuyên truyền trực tiếp chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã tạo cầu nối gắn kết người lao động và chủ sử dụng lao động hiểu biết và chia sẻ lợi ích khi tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, tạo sự đồng thuận khi triển khai và tìm cách tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách giữa các cơ quan quản lý lao động với tổ chức công đoàn, tổ chức người sử dụng lao động và các đơn vị có liên quan.

Công tác phối hợp giữa các đơn vị có liên quan:

Luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Chủ động phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc lập danh sách và chuyển dữ liệu người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp sớm để cơ quan bảo hiểm thực hiện rà soát trên cơ sở dữ liệu thu nhằm sớm phát hiện và ngăn ngừa tình trạng người lao động khi có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm 2016 Trung tâm đã tổ chức 02 cuộc họp định kỳ giữa Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh và có mời thêm đơn vị Bưu điện tỉnh và đại diện một số Ngân hàng nhằm triển khai và thống nhất thực hiện quy trình chi trả chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định mới tại Quyết định số 822/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Thông qua đó đã hoàn thiện quy trình và đưa vào áp dụng chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động qua thẻ tài khoản cá nhân ATM giúp rút ngắn thời gian, giảm số lần đi lại đồng thời người lao động cũng không cần đến các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện mà hàng tháng số tiền trợ cấp sẽ được chuyển trực tiếp đến tài khoản cá nhân cho người lao động.

IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP, CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

1.      Phân tích - Đánh giá

So với các năm trở lại đây thì năm 2016 được xem là năm có số lượng người đăng ký nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp lớn nhất, đã có 5.035 người nộp hồ sơ tăng hơn 20% so với cả năm 2015 là 4.182 người. Trong đó số người ở địa phương khác chuyển về là 2.168 người chiếm 43% trên tổng số người nộp hồ sơ, số lao động này chủ yếu là công nhân làm việc ở các KCN, KCX tại các tỉnh như Bình Dương, TP. HCM, Đồng Nai nay nghỉ việc chuyển về quê sinh sống từ đó làm cho s người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng lên đáng kể, đã có 5.000 người có quyết định tăng hơn 21,8% so với cùng kỳ năm 2015(4.104 người).

Số lượng người lao động thất nghiệp làm việc trong tỉnh phần lớn làm việc tại các Doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực khai thác, sản xuất và chế biến các mặt hàng Nông nghiệp điển hình như: Công ty TNHH MTV Cao su Krông Búk (276 người), Công ty TNHH MTV Cao su Ea H’leo (131 người), Công ty CP Mía đường 333 (85 người),Công ty TNHH MTV Cà phê Thắng Lợi (75 người) … Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình thu hẹp sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng buộc các Doanh nghiệp trong lĩnh vực này phải tinh giảm số lượng lao động. Bên cạnh cùng với sự suy giảm kinh tế làm một bộ phận các Doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh có xu hướng tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy nhân lực làm cho số lượng người thất nghiệp trong thời gian qua tăng mạnh.

Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2016 là 5.000 người. Trong đó,người hưởng trợ cấp thất nghiệp là nữ giới chiếm 51% (2.547người) và nam giới 49% (2.453 người), trong đó cả nam và nữ có số lượng nhiều ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi (3.243 người), chiếm 64,8%, cho thấy số người trẻ tuổi thất nghiệp cao trong năm 2016.

Công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp luôn được Ban giám đốc Trung tâm đặc biệt quan tâm chú trọng, ngay từ đầu Trung tâm đã ápdụng nhiều biện pháp như: Bố trí nhân sự có kinh nghiệm, am hiểu nhiều lĩnh vực và có khả năng tư vấn tốt; đẩy mạnh công tác thu thập thông tin thị trường lao động; luôn có sự phối hợp trao đổi thông tin thường xuyên giữa các phòng chuyên môn; tổ chức buổi tư vấn tập thể về các chế độ hỗ trợ việc làm, học nghề, tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động kết hợp lồng ghép trong tổ chức trong các phiên giao dịch việc làm. Thông qua các hoạt động trên đã giúp cho người lao động thất nghiệp có thể tiếp cận được các thông tin về việc làm trống và có những định hướng cơ bản để sớm quay trở lại thị trường lao động. tính đến hết năm 2016 Trung tâm đã tư vấn việc làm cho 5.035 người đạt 100% trên tổng số người nộp hồ sơ, trong đó số người được giới thiệu việc làm là 1.030 người chiếm 20,4% trên tổng số người được tư vấn và tăng gấp 4,5 lần so với cả năm 2015.

Đối với công tác hỗ trợ học nghề: Đã tập trung đẩy mạnh công tác tư vấn học nghề cho người lao động, đồng thời tăng cường liên kết với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh để đa dạng các ngành nghề đào tạo giúp cho họ có nhiều nghề để lựa chọn học và chuyển đổi nghề nghiệp. Trong năm 2016 đã có 101 người được hỗ trợ học nghề tăng hơn gấp 3,6 lần so với năm trước, điều này cho thấy người lao động đã quan tâm hơn đến chính sách hỗ trợ này.

2. Thuận lợi

Các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo Luật Việc làm được hoàn thiện và đảm bảo tốt công tác giải quyết chế độ cho người lao động.

Luôn có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Cục Việc làm; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng với Sự đoàn kết thống nhất, năng động sáng tạo nhiệt tình của tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức,viên chức, hợp đồng lao động trong toàn đơn vị.

Thường xuyên trao đổi thông tin và luôn có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Bảo hiểm xã hội tỉnh, Bưu điện tỉnh và Ngân hàng trong việc giải quyết chế độ cũng như chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

   Đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động được tập huấn trình độ chuyên môn nghiệp vụ về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, có đủ trình độ chuyên môn để giải quyết và xử lý công việc một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả.

3. Khó khăn, vướng mắcvà nguyên nhân

Nhận thức của một số người lao động,người sử dụng lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế, nhiềungười chưa hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình trong việc tham gia và hưởngbảo hiểm thất nghiệp đơn cử như:

+ Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Thực tế việc xác định người lao động chưa tìm được việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng là một việc rất khó khăn vì việc xác định chủ yếu dựa vào thông tin do người lao động cung cấp. Không ít người lao động đã lợi dụng điều này để hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong khi vẫn có việc làm.

+ Một số ít người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp đã tìm được việc làmmới hoặc chuyển đi nơi khác để làm việc nhưng không khai báo đúng tình trạng việc làm thực tế với Trung tâm. Trong năm 2016 Trung tâm đã phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh phát hiện và đã tham mưu cho Sở Lao động – TBXH ban hành quyết định thu hồi đối với 55 trường hợp thuộc trường hợp nêu trên.

+ Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động, một số doanh nghiệp chậm đóng và nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp nên không chốt được sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Công tác phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh trong việc rà soát thông tin người lao động trên cơ sở dữ liệu thu trước khi chi trả trợ cấp thất nghiệp chỉ dừng lại ở phạm vi trong địa bàn tỉnh còn đối với những người lao động đi làm ở ngoài địa phương thì không thể kiểm soát những trường hợp trên.

Phần mềm bảo hiểm thất nghiệp chưa được cập nhật và không còn phù hợp với những quy định mới tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn.

Công tác giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp chưa đạt được hiệu quả cao, số người tìm được việc làm mới sau khi được giới thiệu không nhiều, nguyên nhân là do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn chưa thực sự đa dạng, phong phú,yêu cầu tuyển dụng cao … mặt khác là do tâm lý của người lao động chỉ quan tâm đến việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp nên chưa thực sự mặn mà với việc tìm kiếm việc làm do Trung tâm giới thiệu.

Về hỗ trợ học nghề: Danh mục ngành nghề đào tạo tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động thất nghiệp; Một số cơ sở dạy nghề chưa nhiệt tình trong công tác đào tạo nghề cho lao động thất nghiệp do việc thanh toán học phí giữa Bảo hiểm xã hội và cơ sở dạy nghề thủ tục còn rườm rà, khó khăn.

4. Đề xuất giải pháp

Tiếp tục chủ động phối hợp với BHXH tỉnh thường xuyên trao đổi thông tin, đối chiếu số liệu và kịp thời giải quyết những khó khăn, bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh. Nhất là việc chi trả và quản lý người hưởng trợ cấp thất nghiệp chặt chẽ, đúng quy định, đảm bảo quỹ BHTN được chi trả cho người thật sự bị thất nghiệp, tránh tình trạng lạm dụng, thất thoát quỹ BHTN. Chủ động đề xuất các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh-kiểm tra, xử phạt cơ quan, đơn vị không thực hiện đúng chính sách BHTN nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Tăng cường khai thác, thu thập thông tin thị trường lao động; tìm kiếm các cơ sở và ngành nghề đào tạo trên địa bàn nhằm phục vụ tốt công tác tư vấn và giới thiệu cho người lao động thất nghiệp.

Đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú trực tiếp đến mọi đối tượng người lao động và người sử dụng lao động.

5. Kiến nghị

Cục Việc làm cần sớm hoàn thiện phần mềm nghiệp vụ bảo hiểm thất nghiệp đáp ứng đầy đủ các quy trình nghiệp vụ theo quy định tại Luật Việc làm và các văn bản hướng dẫn.

Cục Việc làm tiếp tục duy trì tổ chứccác lớp tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp để bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp, về kỹ năng tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề.

PHÒNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP