CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ

  • 29/11/2016
  • 11290

CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

 

1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Dịch vụ việc làm gồm:

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc;

+ Các Phó Giám đốc (không quá 02 Phó Giám đốc).

- 04 phòng chuyên môn.

+ Phòng Tổ chức - Hành chính;

+ Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Gồm: Bộ phận một cửa một điểm dừng, 02 văn phòng đại diện tại 02 huyện);

+ Phòng Dịch vụ việc làm;

+ Phòng Thông tin thị trường lao động.

Việc thành lập các phòng chuyên môn của Trung tâm do Giám đốc Sở Lao động - TB&XH quyết định theo quy định hiện hành.

2. Biên chế của Trung tâm Dịch vụ việc làm thuộc biên chế của Sở Lao động - TB&XH được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

Việc quy định nhiệm vụ cụ thể và bố trí biên chế cho từng phòng của Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm và số lượng biên chế được giao.

Việc bố trí công chức, viên chức của Trung tâm phải căn cứ vào vị trí việc làm, chức danh, tiêu chuẩn, cơ cấu ngạch công chức, viên chức nhà nước theo quy định.

3. Việc quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp có thu (thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25/04/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/NĐ-CP, ngày 09/08/2006 về việc hướng dẫn thực hiện quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập, Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29/5/2008 của Bộ Tài chính, về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước).

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm

4.1. Nhiệm vụ:

- Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của Trung tâm;

- Quản lý và chịu trách nhiệm các hoạt động dạy nghề, giới thiệu việc làm, dự báo thông tin thị trường lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

- Thường xuyên tạo điều kiện làm việc, học tập, đời sống vật chất, tinh thần cho viên chức, người lao động;

- Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm báo cáo về tình hình hoạt động của Trung tâm với Sở Lao động – TB&XH, Cục việc làm.

4.2. Quyền hạn:

- Giám đốc Trung tâm làm việc theo chế độ Thủ trưởng, quyết định chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện toàn bộ các hoạt động của Trung tâm; khen thưởng, kỷ luật; tuyển dụng và chấm dứt hợp đồng đối với viên chức, người lao động (VC, NLĐ).

- Là chủ tài khoản Trung tâm;

- Đề nghị cơ quan quản lý cấp trên có thẩm quyền về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó giám đốc;

- Đề xuất với Lãnh đạo Sở Lao động – TB&XH, UBND tỉnh về chủ trương, biện pháp có liên quan đế hoạt động của Trung tâm; sử dụng các nguồn vốn tự có dành cho việc phát triển cơ sở vật chất (như: mua sắm, chuyển đổi trang thiết bị cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động dịch vụ việc làm) và cải thiện đời sống cho VC, NLĐ làm việc tại Trung tâm theo quy định của pháp luật;

- Ký hợp đồng với người lao động theo yêu cầu, nhiệm vụ của Trung tâm;

- Ký hợp đồng liên kết với cơ sở dạy nghề, giáo dục định hướng, dạy tiếng nước ngoài hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật sau khi có chủ trương thống nhất của Sở Lao động – TB&XH;

 - Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với VC, NLĐ trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.

 - Thực hiện việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đúng quy định của Nhà nước.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó giám đốc Trung tâm

5.1. Phó giám đốc Trung tâm có nhiệm vụ giúp Giám đốc Trung tâm phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác của Trung tâm theo sự phân công của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm và liên đới chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Lao động – TB&XH và pháp luật về các lĩnh vực công tác được phân công hoặc ủy quyền.

5.2. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Trung tâm khi Giám đốc Trung tâm đi vắng hoặc ủy quyền.

5.3. Được chủ tài khoản ủy quyền đăng ký chữ ký tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.

6. Việc thành lập, giải thể các tổ chức thuộc Trung tâm, bổ nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh khác thuộc Trung tâm thực hiện theo quy định hiện hành.

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA LÃNH ĐẠO

CÁC PHÒNG THUỘC TRUNG TÂM

7. Trưởng phòng.

- Trưởng các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm Dịch vụ việc làm do Giám đốc Sở Lao động – TB&XH bổ nhiệm.

- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách về công tác chuyên môn nghiệp vụ của phòng, như  xây dựng chương trình công tác tháng, quý, năm trên cơ sở chương trình công tác chung của Trung tâm, trình Giám đốc Trung tâm phê duyệt trước khi triển khai thực hiện; soạn thảo các văn bản, Đề án có liên quan đến nhiệm vụ của phòng; quản lý và sử dụng VC, NLĐ, trang thiết bị được giao cho phòng; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng VC, NLĐ trong phòng về khối lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành công tác chuyên môn được giao.

 - Chủ động giải quyết công việc của Phòng theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phối hợp với các Phòng khác của Trung tâm để tổ chức thực hiên có hiệu quả công việc chuyên môn được giao, báo cáo kết quả hoạt động cho Giám đốc Trung tâm và Phó Giám đốc phụ trách biết. Những việc vượt quá thẩm quyền hoặc đang có vấn đề nổi cộm phải báo cáo với Giám đốc Trung tâm để được chỉ đạo cụ thể.

- Thực hiện công tác cải cách hành chính, đề ra quy trình thực hiện công tác chuyên môn của Phòng, tác phong, lề lối làm việc khoa học của viên chức, phục vụ kịp thời các đối tác quan hệ làm việc với Trung tâm.

8. Phó trưởng phòng:

- Phó trưởng phòng do Giám đốc Sở Lao động – TB&XH bổ nhiệm.

- Giúp việc Trưởng phòng, được Trưởng phòng phân công phụ trách các lĩnh vực công tác chuyên môn của phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và liên đới chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Trung tâm về những công việc thuộc phạm vi được phân công. Được ủy quyền điều hành giải quyết công việc của phòng khi Trưởng phòng đi vắng hoặc ủy quyền.