TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP NĂM 2011.

  • 13/02/2012
  • 1741
Trung tâm Giới thiệu việc làm Kon Tum đã thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp năm 2011 như sau

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:

             1. Số lượng người đăng ký thất nghiệp:                                                2.323 người.

                 Trong đó: Số người chuyển đi các địa phương để hưởng BHTN:            72 người.

             2. Số lượng người chuyển hưởng BHTN đi địa phương khác:                    01 người.

             3. Số lượng người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:             2.127 người.

                Trong đó: Số người chuyển từ các địa phương khác đến:                     596 người.

             4. Số lượng người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp:                        2.117 người.

             5. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp:                                           7.963,31 triệu đồng.

             6. Số lượng người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm:       2.164 lượt người.

             7. Số lượng người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề:                              không có.

             8. Số tiền hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp:                                    không có.

 9. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:

* Bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp:

- Địa điểm chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm Kon Tum (Tổ 3 - P. Ngô Mây, thành phố Buôn Ma Thuột);

- Văn phòng đại diện tại các huyện:

+ Huyện Ea Kar;

+ Huyện Krông Buk;

+ Huyện Krông Ana.

* Về phổ biến, tuyên truyền chính sách và phối hợp thực hiện:

- Phổ biến, tuyên truyền chính sách bảo hiểm thất nghiệp:

+ Thực hiện kịp thời công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Gửi công văn, in tờ rơi, đưa thông tin về bảo hiểm thất nghiệp lên trang website:vlkontum.vieclamvietnam.gov.vn và vldaklak.vieclamvietnam.gov.vn của Trung tâm, thực hiện phóng sự chuyên đề về bảo hiểm thất nghiệp (Phát trên Đài Phát thanh-Truyền hình Tỉnh).

+ Trả lời, giải đáp thắc mắc của người sử dụng lao động và người lao động về chính sách bảo hiểm thất nghiệp trên trang website, qua điện thoại hoặc đến trực tiếp các địa điểm giao dịch của Trung tâm.

+ Năm 2011, đã lắp đặt 05 Pano tuyên truyền về chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại: Khu công nghiệp Hòa Phú (Quốc lộ 14), Khu tiểu thủ công nghiệp Tân An-Tp Buôn Ma Thuột, Cụm công nghiệp Ea Đar (Quốc lộ 26), Cụm công nghiệp Ea H’leo (Công ty Cổ phần Trường Thành) và Huyện Cư Kuin (Quốc lộ 27).

+ Thực hiện Công văn số 541/CVL-BHTN&QLLĐ của Cục Việc làm, Trung tâm đã cử cán bộ, viên chức phân phát hơn 15.000 tờ rơi, Pano (tờ dán), sách tìm hiểu pháp luật, sách hỏi đáp về bảo hiểm thất nghiệp đến các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn Tỉnh.

+ Tổ chức 02 Hội nghị: Hội nghị đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp và Hội nghị tập huấn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho gần 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan, doanh nghiệp trong Tỉnh.

+ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thất nghiệp, Trung tâm cũng đã cử cán bộ đến những doanh nghiệp có số lượng lao động thất nghiệp nhiều để phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn đăng ký thất nghiệp và thực hiện các thủ tục theo quy định.

- Phối hợp thực hiện:

+ Luôn phối hợp chặt chẽ với Bảo hiểm xã hội và xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

+ Thường xuyên và chủ động làm việc với Bảo hiểm xã hội Tỉnh để thống nhất về thời gian chi trả trợ cấp thất nghiệp, hình thức chi trả ... và kịp thời trình Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội ký quyết định trợ cấp cho người thất nghiệp đảm bảo thời gian, đúng quy định, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.

II. MỘT SỐ TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.

- Người lao động bị mất việc làm trên địa bàn Tỉnh chủ yếu là do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước … Đa số lao động mất việc trong ngành nông nghiệp (Cao su, cà phê…) đều tự tạo được việc làm như: Làm rẫy (gia đình có diện tích cà phê canh tác riêng), trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, chăn nuôi, buôn bán nhỏ … Họ ít quan tâm đến sự trợ giúp về tư vấn, giới thiệu việc làm hay được hỗ trợ học nghề.

- Số người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Trung cấp trở lên bị mất việc làm ít hơn, một số làm công việc có thu nhập thấp, công việc không phù hợp, trái ngành nghề … nay muốn chuyển đổi vị trí và môi trường làm việc phù hợp, một số mất việc do doanh nghiệp giải thể, phá sản vì hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

- Mặc dù đã được tuyên truyền nhưng vẫn còn một bộ phận người lao động, người sử dụng lao động chưa nắm bắt hết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, tình trạng chậm đóng, nợ đọng kéo dài… dẫn đến chậm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Một số đơn vị, doanh nghiệp… chưa phối hợp với công đoàn cùng cấp phổ biến chính sách, chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, do đó người lao động chưa nắm rõ quyền lợi và trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp./.

 

PHÒNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.