TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP QUÝ I NĂM 2012.

  • 09/04/2012
  • 1772
Trung tâm Giới thiệu việc làm Kon Tum đã thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp quý I năm 2012 như sau

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:

             1. Số lượng người đăng ký thất nghiệp                                                    692 người.

                 Trong đó: Số người chuyển đi các địa phương để hưởng BHTN:            31 người.

             2. Số lượng người chuyển hưởng BHTN đi địa phương khác:                    04 người.

             3. Số lượng người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:               706 người.

                Trong đó: Số người chuyển từ các địa phương khác đến:                     236 người.

             4. Số lượng người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp:                           706 người.

             5. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp:                                           4.402,189 triệu đồng.

             6. Số lượng người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm:         706 lượt người.

             7. Số lượng người thất nghiệp được hỗ trợ học nghề:                              không có.

             8. Số tiền hỗ trợ học nghề cho người thất nghiệp:                                    không có.

 9. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:

* Bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp:

- Địa điểm chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm Kon Tum (Tổ 3 - P. Ngô Mây, thành phố Buôn Ma Thuột);

- Văn phòng đại diện tại các huyện:

+ Huyện Ea Kar;

+ Huyện Krông Buk;

+ Huyện Krông Ana.

* Bố trí Cán bộ viên chức, lao động hợp đồng thực hiện công tác bảo hiểm thất nghiệp: Tổng số 20 người.

 Trong đó: 

- Địa điểm chính: 8 người

- Văn phòng đại diện: 6 người (tại 03 huyện)

- Hợp đồng khoán việc: 6 người.

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.

- Trong quý I năm 2012, số lao động đến đăng ký và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong Tỉnh tăng, cụ thể đã có 692 người tăng 1,86 lần so với cùng kỳ năm 2011 (372 người); Người thất nghiệp chủ yếu là công nhân lao động phổ thông, trình độ tay nghề thấp, phần lớn họ làm việc tại các Công ty, doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành nông, lâm nghiệp; Nguyên nhân bị mất việc làm là do quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải thể doanh nghiệp theo chủ trương của Nhà nước…

- Số người thất nghiệp chuyển từ địa phương khác về để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng, cụ thể là 236 người tăng gấp 2 lần so với quý I năm 2011 (113 người); Phần lớn làm việc trong các ngành may công nghiệp, sản xuất giày da, chế biến gỗ, họ chủ động chấm dứt hợp đồng theo nguyện vọng, về quê, gia đình khó khăn …

- Số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong quý I năm 2012 là 706 người; Họ đã được Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm ... Thực tế cho thấy đa số lao động sau khi nghỉ việc không có nhu cầu tìm việc làm tại các doanh nghiệp khác, chủ yếu họ tự tạo việc làm tại nhà như: Làm rẫy, chăn nuôi, buôn bán nhỏ … tự tạo ra thu nhập,

- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp là nữ giới chiếm khoảng 48 % (340 người) và nam giới khoảng 52 % (366 người), trong đó cả nam và nữ có số lượng nhiều ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi (438 người), chiếm 62 % cho thấy số người trẻ tuổi thất nghiệp cao trong quý I năm 2012.            

III.  MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI.

- Mặc dù đã được tuyên truyền nhưng một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn chưa chú tâm về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tình trạng chậm đóng, nợ đọng kéo dài dẫn đến chậm chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động.

           - Tham gia bảo hiểm thất nghiệp người lao động khi bị mất việc làm, họ được hưởng nhiều quyền lợi như được trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ kinh phí học nghề; Tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí; Hưởng bảo hiểm y tế… Tuy nhiên,  phần lớn số lao động đăng ký và hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới chỉ nhắm đến việc nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà ít quan tâm đến việc nhận sự tư vấn, giới thiệu việc làm hay được hỗ trợ học nghề.  

IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN (QUÝ II NĂM 2012).

- Phối hợp chặt chẽ và đồng bộ hơn nữa giữa Bảo hiểm xã hội Tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc kiểm tra các doanh nghiệp trên toàn tỉnh trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Tiếp tục tuyên truyền chính sách về bảo hiểm thất nghiệp đến tận chủ sử dụng lao động và người lao động thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, gửi công văn, phát tờ rơi, lắp đặt panô ...

- Nâng cao vai trò của Trung tâm trong lĩnh vực tư vấn, giới thiệu việc làm cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và nâng cao năng lực của Cán bộ, viên chức… về chuyên môn, nghiệp vụ nhằm thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ngày một tốt hơn.

           PHÒNG BẢO HIỂM THÂT NGHIỆP.