TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2012

  • 26/09/2012
  • 1971
Trung tâm Giới thiệu việc làm Kon Tum đã thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp 06 tháng đầu năm 2012 như sau
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP:
             1. Số lượng người đăng ký thất nghiệp:                                            2.066 người.
                 Trong đó: Số người chuyển đi các địa phương để hưởng BHTN:         63 người.
             2. Số lượng người chuyển hưởng BHTN đi địa phương khác:                 08 người.
             3. Số lượng người đã có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp:        1.686 người.
                Trong đó: Số người chuyển từ các địa phương khác đến:                    590 người.
             4. Số lượng người đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp:                   1.683 người.
             5.  Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp:                                    11.544,044 triệu đồng.
             6.  Số lượng người thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm:          1.683 người.
             7. Vấn đề tổ chức triển khai thực hiện:
* Bố trí các địa điểm tiếp nhận và giải quyết bảo hiểm thất nghiệp:
- Địa điểm chính: Trung tâm Giới thiệu việc làm Kon Tum (Tổ 3 - P. Ngô Mây, thành phố Buôn Ma Thuột);
- Văn phòng đại diện tại các huyện:
+ Huyện Ea Kar;
+ Huyện Krông Buk.
II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.
1. Thuận lợi, khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Tỉnh và Trung tâm Giới thiệu việc làm trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
- Cán bộ, viên chức, người lao động hợp đồng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp và các Phòng có liên quan của Trung tâm được tham gia nhiều lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp nên trình độ, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Phần lớn các đơn vị, doanh nghiệp trong Tỉnh thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nên thuận lợi trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm cho người thất nghiệp.
b. Một số khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp.
- Thực hiện công văn của Cục Việc làm về sử dụng phần mềm bảo hiểm thất nghiệp; Trung tâm đã ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp; Tuy nhiên trong thực tế sử dụng vẫn còn nhiều bất cập, Trung tâm thường xuyên liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ để chỉnh sửa nhưng thường xuyên chậm chỉnh sửa, thậm chí không chỉnh sửa.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh Kon Tum hiện chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện, Người lao động khi đến nhận trợ cấp thất nghiệp chỉ cần xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh là được nhận trợ cấp (Không cần xuất trình Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp), do đó có một số Người lao động đã nhận tiền trợ cấp tháng đầu tiên nhưng vẫn chưa đến Trung tâm nhận Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp ...
- Các trường hợp chuyển hưởng từ địa phương khác về Kon Tum để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp thường có thời gian chốt Sổ bảo hiểm xã hội trước thời gian nghỉ việc, theo đó thời gian không tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 01 đến 02 tháng trước khi có quyết định nghỉ việc. Chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm đến đâu, việc giải quyết những trường hợp này còn gặp khó khăn !
- Người lao động đăng ký thất nghiệp đúng thời gian quy định nhưng không có đủ hồ sơ nộp cho Trung tâm để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là không chốt được sổ bảo hiểm xã hội; Trung tâm đang đề nghị các Cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này, trách nhiệm thuộc về đâu ? (Sáu tháng đầu năm 2012 có 82 trường hợp không nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
- Một số lao động tìm được việc làm mới (sau vài ngày mất việc) nhưng vẫn đến đăng ký và làm hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp; Trung tâm đã phát hiện (khi họ đề nghị hưởng trợ cấp 01 lần); Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Quyết định thu hồi đối với 03 lao động; Theo dõi tình trạng việc làm của người thất nghiệp là rất khó khăn, chưa biết còn bao nhiêu trường hợp như đã nêu trên.
2./ Đánh giá tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp:
- Trong 6 tháng đầu năm 2012, số lao động đến đăng ký và nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong Tỉnh tăng, cụ thể đã có 2.066 người tăng 211,9% so với cùng kỳ năm 2011 (975 người);
- Số người thất nghiệp chuyển từ địa phương khác về để làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng, cụ thể là 590 người tăng 218,52% so với 6 tháng năm 2011 (270 người); Phần lớn làm việc trong các ngành may công nghiệp, sản xuất giày da ... Họ chủ động chấm dứt hợp đồng theo nguyện vọng, về quê, gia đình khó khăn …
- Số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2012 là 1.686 người tăng 158,91% so với cùng kỳ năm 2011 (1.061 người); Họ đã được Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm ... Thực tế cho thấy đa số lao động sau khi nghỉ việc không có nhu cầu tìm việc làm tại các doanh nghiệp khác, chủ yếu họ tự tạo việc làm tại nhà như: Làm rẫy, chăn nuôi, buôn bán nhỏ … tự tạo ra thu nhập,
- Số người có trình độ từ Trung cấp trở lên chiếm tỉ lệ ít, cụ thể là 18 % trong tổng số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp (304 người/1.686 người), lao động phổ thông chiếm 80,4% (1355 người/1.686 người), còn lại là trình độ sơ cấp nghề. Qua đó cho thấy số lao động thất nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông.
- Người hưởng trợ cấp thất nghiệp, Nam giới chiếm 50,65% (854 người) và nữ giới chiếm 49,35% (832 người). Trong đó cả nam và nữ tập trung nhiều ở nhóm tuổi từ 25 đến 40 tuổi (918 người) chiếm 54,45% trong tổng số người có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, cho thấy số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp cao.
- Công tác giải quyết chế độ cho người lao động tại Trung tâm vẫn đảm bảo nhanh chóng, đúng quy trình, không xảy ra sai sót, khiếu kiện. Nguyên nhân do chính sách thực hiện đã ổn định, mặt khác công tác tổ chức tại Trung tâm  được phân công chuyên môn hóa hợp lý cán bộ thực hiện, được tập huấn đào tạo nghiệp vụ, có kinh nghiệm, đã góp phần giải quyết chế độ cho người lao động thuận lợi, kịp thời hơn.
V. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.
- Mở thêm 03 Văn phòng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp tại các huyện Cư Kuin, Buôn Đôn và Thị xã Buôn Hồ và hợp đồng ủy thác cho một số Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội thu nhận hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho người lao động khi hưởng chế độ.
- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác triển khai giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Tổ chức các hội nghị tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về chính sách bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức tiếp nhận đăng ký thất nghiệp, hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp và thực hiện các thủ tục giải quyết bảo hiểm thất nghiệp.
- Tiếp tục tuyên truyền chính sách về bảo hiểm thất nghiệp đến tận chủ sử dụng lao động và người lao động : Tuyên truyền trên báo hình, báo viết của Trung ương, Tỉnh; Các Đài Phát thanh-Truyền hình Tỉnh, Thành phố, Thị xã, Huyện; In tờ rơi, lắp đặt Panô và các hình thức khác.
          VI. KIẾN NGHỊ
* Đối với Cục Việc làm (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội):
- Tăng thêm định suất hàng năm để Trung tâm mở thêm và bố trí cán bộ xuống các chi nhánh, Văn phòng đại diện tại các huyện trên địa bàn Tỉnh có lao động thất nghiệp nhiều.
- Đề nghị cần phải chỉnh sửa các lỗi của phần mềm bảo hiểm thất nghiệp để thực hiện công việc tại Trung tâm được tốt hơn.
* Đối với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội :
- Chủ trì phối hợp với các Cơ quan liên quan tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính     sách pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp … và người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.                                                                                                                                                          - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn Tỉnh.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp không đóng bảo hiểm thất nghiệp, nợ đọng kéo dài, vi phạm quyền lợi của người lao động khi thất nghiệp nhưng không được hưởng bảo hiểm thất nghiệp (Do nợ đọng của chủ sử dụng lao động nên Bảo hiểm xã hội Tỉnh không chốt sổ); Đề xuất tăng mức phạt với chủ sử dụng lao động.
* Đối với Bảo hiểm xã hội Tỉnh:
 - Thực hiện công tác thu chi chặt chẽ, nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để chốt sổ bảo hiểm xã hội kịp thời, đầy đủ cho người lao động;  
- Phối hợp hơn nữa với Trung tâm Giới thiệu việc làm trong vấn đề giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp:
+ Việc chi trả trợ cấp thất nghiệp: Người lao động khi đến nhận trợ cấp thất nghiệp cần phải có Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu không có yêu cầu đến Trung tâm Giới thiệu việc làm nhận Quyết định rồi quay lại nhận tiền.
+ Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Vào ngày 10 đến ngày 15 hằng tháng người lao động phải đến Trung tâm thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trong quá trình chi trả trợ cấp thất nghiệp hằng tháng nhờ Bảo hiểm xã hội nhắc nhở để người lao động đến thông báo việc làm./.
PHÒNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP.